Quảng cáo từ trước đến nay luôn là phương tiện truyền thông đặc biệt, bao gồm cả kênh hình và kênh tiếng, tác động mạnh đến người tiếp nhận ( khán giả). Quảng cáo luôn là một ngành đầy hứa hẹn với các bạn trẻ đam mê quay phim và sáng tạo. Quảng cáo có nhiều loại như: quảng cáo thương hiệu (brand advertising), quảng cáo trực tuyến (online advertising), quảng cáo thị trường doanh nghiệp (Business-to-business advertising), quảng cáo hình ảnh công ty (institution advertising)…Tuy nhiên, dạng quảng cáo phổ biến nhất hiện nay là quảng cáo hình ảnh công ty và quảng cáo thương hiệu. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến quảng cáo thương hiệu.
Công thức để có một kịch bản TVC quảng cáo thương hiệu như sau: vấn đề ( nhu cầu khách hàng) + giải pháp ( công dụng sản phẩm) + liên hệ ( đại chỉ nhà sản xuất) + cách thức tiếp cận sản phẩm ( mua hàng) = TVC. Nếu thuận theo công thức này thì bạn sẽ có một TVC đầy đủ thông tin tới người dùng. Nhưng có lẽ, các khách hàng ngày này đã quá quen và trở nên ngao ngán với các TVC truyền thống, mang tính rập khuôn, hoa mĩ, có phần xa rời thực tế với lời thoại sáo rỗng. Hầu như khán giả đã bắt đầu quay lưng với quảng cáo. “Chưa thấy người đã thấy tiếng” là tình trạng chung của các TVC quảng cáo của các nhãn hàng hiện nay. Do đó, yêu cầu đòi hỏi một cách thứ tiếp cận mới hơn, thấm hơn và kích thích sự chú ý hơn. Phim quảng cáo ra đời.
Có thể nói, phim quảng cáo chiếm được nhiều ưu thế hơn so với quảng cáo truyền thống:
- Người làm phim quảng cáo cũng cần sự khéo léo để lồng ghép sản phẩm vào phim quảng cáo thật tự nhiên. Quảng cáo bản chất là khuếch đại, biến từ cái không có gì thành có gì, biến cái có gì thành cái vĩ đại. Tuy vậy, các TVC quảng cáo truyền thống dường như soi chiếu một chiếc kính lúp khổng lồ vào sản phẩm, khiến công dụng của sản phẩm dần trở nên hoang đường và xa rời thực tế. Trong phim quảng cáo, sản phẩm lặng lẽ hiện diện trong các bối cảnh của phim, xung quanh câu chuyện thường ngày của các diễn viên. Ý nghĩa của sản phẩm với cuộc sống được toát ra từ ý nghĩa mà sản phẩm mang lại cho diễn viên. Vì vậy, theo một cách khéo léo nào đó, không cần cái biển hiệu hô hào, lời thuyết minh dõng dạc kêu gọi quần chúng, sản phẩm vẫn thuyết phục được người tiêu dùng bằng công dụng và ý nghĩa thiết thực nhất.
-
Với dung lượng 10 -12 phút, phim quảng cáo có nhiều đất để thể hiện sản phẩm một cách chậm rãi và chắc chắn. Đối với các TVC quảng cáo thông thường, để đảm bảo dung lượng tối đa là 1 -2 phút trên sóng truyền hình, thông tin sản phẩm thường được cô đọng tối đa với lời thuyết minh nhanh để đuổi theo thời lượng. Do vậy, người xem khó có thể tiếp nhận được thông tin sản phẩm trọn vẹn. Phim quảng cáo chiếm ưu thế khi có nhiều thời gian phô diễn sản phẩm, dẫn dắt câu chuyện có mở đầu và kết thúc, khiến người xem có cảm giác thỏa mãn và tiếp nhận sản phẩm dễ tính hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính thương mại của sản phẩm, các doanh nghiệp không dám mạo hiểm chọn phim quảng cáo làm phương thức truyền thông chính thức. Họ lựa chọn phim quảng cáo như “cửa sau” nhằm tăng uy tín và thương hiệu đối với khách hàng. Những lý do sau đây khiến phim quảng cáo gặp nhiêu khó khăn:
- Cản trở lớn nhất của phim quảng cáo chính là dung lượng phim. Đối với các doanh nghiệp, việc xuất hiện trên sóng truyền hình trong khung giờ vàng là điều được ưu tiên hàng đầu. Do đó với dung lượng 10 – 12 phút của phim quảng cáo không thể đảm bảo được việc phát sóng vì còn phải nhường chỗ cho nhiều chương trình khác. Phim quảng cáo chỉ có thể xuất hiện trên các trang web có nhiều lượt truy cập (youtube, facebook, báo điện tử…). Hoặc được co ngắn dung lượng để phát sóng. Do đó việc phổ biến đến nhiều đối tượng khách hàng là nhiệm vụ khá khó khăn.
-
Người làm phim quảng cáo cần có sự sáng tạo tinh tế. Kịch bản phim quảng cáo hay sa đà vào các tình tiết xa vời sản phẩm, kịch tính hóa, dài dòng. Sản phẩm rất dễ bị lu mờ bởi bối cảnh, diễn viên và diễn biến câu chuyện. Người làm phim nhất định phải hiểu rõ sản phẩm và hiểu rõ mục đích chính làm khi làm phim quáng cáo. Chỉ một chút lệch khỏi quỹ đạo, sản phẩm phim quảng cáo của bạn sẽ trở thành bộ phim ngắn không có khán giả.
Mặc dù nhiều điểm hạn chế nhưng phim quảng cáo luôn được sự chào đón nồng nhiệt của công chúng. Hiện nay các bối cảnh làm phim quảng cáo tại Việt Nam luôn được đầu tư tốt về mặt hình ảnh và nội dung. So với các nước trong khác, phim quảng cáo tại Việt Nam còn tỏng vùng an toàn, chưa có nhiều đột phá. Do vậy rất cần các tài năng trẻ tiếp tục học hỏi và đào sâu hơn các ý tưởng để phim quảng cáo tại Việt Nam được thay một lớp áo mới.
Dưới đây là một đoạn phim quảng cáo rất được công chúng yêu thích và đón nhận: