Những năm gần đây, quảng cáo TVC đang ngày càng phát huy tối đa sức công phá khi tiếp cận đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh và thỏa mãn đúng nhu cầu cần thiết của khách hàng. Không ít các trang mạng điện tử có đăng tải bài viết về quy trình phim quảng cáo, cách làm phim quảng cáo, thuật ngữ trong làm phim quảng cáo,… Tuy nhiên, các thông tin đưa ra vẫn còn khá mơ hồ thậm chí thiếu chính xác. Với tư cách là người tiếp nhận, bạn sẽ phải làm thế nào để sàng lọc thông tin?
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp quan tâm đến phim quảng cáo TVC, Eventus Production sẽ giải thích những thuật ngữ chuyên dụng thường được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất phim quảng cáo TVC.
- Client: Khách hàng của công ty quảng cáo (Agency) như: doanh nghiệp, nhà đầu tư kinh phí thực hiện phim quảng cáo.
- Agency:Công ty quảng cáo ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đầu tư kinh phí làm TVC, thực hiện các dịch vụ quảng cáo theo đơn đặt hàng.
Hiện nay có nhiều Agency chỉ đảm nhận vai trò làm dịch vụ trung gian về phim quảng cáo – chỉ thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng, sau đó chuyển giao cho bên đơn vị khác sản xuất . Bên cạnh đó, hầu hết các Agency nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam cũng chỉ làm dịch vụ chứ không trực tiếp sản xuất . Tuy nhiên, cũng có Agency vừa đảm nhận cả hai công việc là tìm kiếm khách hàng như các Agency khác, và cũng là nhà sản xuất phim (production house). Nếu chọn được các Agency như vậy, khách hàng sẽ giảm được đáng kể chỉ phí trung gian không cần thiết.
- Production House: Là công ty sản xuất phim quảng cáo, hoặc công ty làm hậu kỳ phim. Đôi khi Client làm việc trực tiếp với Production House từ lên kịch bản đến sản xuất và hoàn thiện TVC. Hiện nay các Production house ở Việt Nam chỉ sản xuất hậu kỳ là chính, còn ý tưởng và ký kết hợp đồng sản xuất phim quảng cáo thường phụ thuộc vào các Agency.
- Producer: Người chỉ đạo sản xuất, tổ chức sản xuất phim quảng cáo TVC. Là người đại diện cho Production House làm việc với Agency và Client, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra các công đoạn sản xuất phim quảng cáo sao cho đáp ứng được yêu cầu của Client.
- Pre Production Meeting (PPM): Là cuộc họp thân tình giữa những con người xa lạ tìm đến nhau để bốn mặt một lời bao gồm client, agency, producer và director. Thường trước ngày quay từ một đến hai ngày.
- Director: Đạo diễn phim quảng cáo – TVC. Là “Vua” tại phim trường.
- Director of Photography (D.O.P)/Cameraman: Giám đốc hình ảnh, là người thay mặt đạo diễn chịu trách nhiệm hình ảnh, góc quay, ánh sáng, bố cục khung hình trong phim…Là người truyền tải ý tưởng trên giấy của Agency và tiếng la hét của Director thành những thước phim đầy nghệ thuật, đậm cá tính.
- Director Treatment: Xử lý góc máy của đạo diễn. Từ kịch bản của Agency, Director sẽ phát triển góc máy quay sao cho đẹp và hiệu quả nhất. Công việc này phải được sự chấp thuận của Creative Director và Client trước khi tiến hành quay phim.
- Director Reel: Các tác phẩm của Director do Production House giới thiệu để Agency và Client chọn ai hay bỏ ai đạo diễn cho TVC.

- Art Director/ Set Designer: Người chỉ đạo mỹ thuật và dựng cảnh cho phim. Những người “hô biến” một ngôi nhà hoang thành toà lâu đài, “làm phép” cho khung cảnh trở nên lung linh, long lanh, lấp lánh dưới bầu trời đầy sao.
- Music Composer-Sound Engineer-Sound Designer:Người soạn nhạc cho phim quảng cáo
- Hair, Make-up: Chuyên viên hóa trang – nghệ sĩ tạo hình cho từng gương mặt của diễn viên trong phim quảng cáo.
- Talent/ Extra Talent/ Background Talent: Diễn viên chính/ phụ/ quần chúng. Thù lao được trả giảm cần tương ứng với từng vai diễn
- SFX/ Sound Effects/ Special Effects: Kỹ xảo âm thanh hay hiệu ứng đặc biệt. Tiếng rao, tiếng rên, tiếng nổ và nhiều tiếng động linh tinh khác.
- Computer Graphic Animation (CG): Có thể hiểu là cách biến hoá trên máy tính làm cho hình ảnh nhảy múa vui mắt. Số tiền đốt vào đây khá lớn.
- Off-Line: Là từ ngữ có nghĩa TVC đã quay xong nhưng chưa xử lý nhiều, chỉ cắt ráp đơn giản để kiểm tra, nhận feedback từ phía agency và client. Đây là giai đoạn sản xuất thô.
- On-Line: Hình ảnh, âm thanh, lời thoại đã nhập một, sẵn sàng đem phát sóng hay dự thi tranh giải. Đây là giai đoạn xuất tinh.
- On-Air: TVC đang phát sóng hay đang chạy.
- Off-Air: TVC tạm dừng phát sóng hay ngừng hẳn.
- Voice Talent: Người lồng tiếng.
- Target Audience: Đối tượng của phim quảng cáo hay khán giả xem truyền hình
- Budget: Tổng số tiền hay ngân sách mà client chi cho việc thực hiện phim quảng cáo TVC
- Concept: Ý tưởng chủ đạo để xây dựng kịch bản TVC. Từ concept này, các nhà sáng tạo, nhà biên kịch có thể phát thảo ra nhiều kịch bản khác nhau để Client lựa chọn.
- Crips: Là kịch bản văn học được hình thành từ ý tưởng.
- Storyboard: Là kịch bản quảng cáo được phát họa bằng hình vẽ, thể hiện/ miêu tả chi tiết cho từng cảnh quay, góc máy,hướng nhìn diễn xuất của nhân vật, đạo cụ, phục trang, bối cảnh trong từng khung hình…
- Casting: Công tác tuyển chọn diễn viên ( thử vai).
- Shooting: Một cảnh quay. Ví dụ: Long shoot (Cảnh rộng), Top shoot (Góc nhìn trên cao xuống thấp)…
- Shooting Board: Định lượng thời gian của một cảnh quay trong phim quảng cáo. Sắp xếp cảnh quay trước khi ra hiện trường. Đây là phần việc của Director. Ví dụ: 03 giây toàn cảnh (Long shoot), 02 giây trung cảnh (Medium shoot) ….
- Location: Địa điểm quay.
- Lighting shoot: Bố trí ánh sáng trong một cảnh quay. Ví dụ: Đặt đèn(lighting) cho cảnh quay trong phòng (Indoor)
- Pre/ Post/ Production: Sản xuất tiền kỳ/ Hậu kỳ.
– Tiền kỳ là các công đoạn sản xuất ban đầu như quay phim, chọn diễn viên, dựng cảnh, casting diễn viên. Chúng ta hình dung giống như một người đi chợ, mua rau, thực phẩm…
– Hậu kỳ là công đoạn dựng phim (edit hoặc montage) gồm: cắt nối hình ảnh, lựa chọn hình ảnh đẹp, bỏ hình ảnh xấu, lồng tiếng, lồng nhạc, hòa âm cho đến khi hoàn thiện sản phẩm. Làm hậu kỳ chúng ta hình dung giống người lựa chọn thực phẩm, xào nấu món ăn, nêm nếm theo sự chỉ đạo của đầu bếp (đạo diễn)…v.v.