Với các sự kiện trong nhà hoặc quy mô nhỏ, bạn chỉ cần 1 chiếc máy ảnh chuyên dụng sẽ có ngay những bức ảnh chất lượng. Tuy nhiên, ở sự kiện ngoài trời với quy mô rộng lớn thì có vẻ hơi quá sức với 1 chiếc máy ảnh? Khung hình hạn chế, ảnh bị động, không lấy hết được bối cảnh, góc độ hạn hẹp,… chắc chắn sẽ là trở ngại cho cuộc vui cũng như việc lưu giữ lại tài liệu quảng bá cho sự kiện của bạn. Chính vì thế, Flycam đã ra đời và trở thành sự lựa chọn hoàn hảo đồng hành trong các buổi chụp ảnh sự kiện lớn. Cùng Eventus Production tìm hiểu flycam nào.
Mục Lục
Flycam là gì?
Theo ý người viết, “fly” là bay còn “cam” là camera nên khi ghép vào đa số mọi người hiểu đó là thiết bị bay điều khiển từ xa để có thể lưu lại những hình ảnh hoặc quay lại những thước phim từ trên không. Tuy nhiên, Flycam có thực sự chỉ đơn giản như vậy? Ở Mỹ, loại thiết bị đặc biệt này thường được gọi với tên khác là “drone” hay tên gọi chính thức “Unmanned Aerial Vehicle” (UAV) có nghĩa là máy bay không người lái. UAV trước đây được sử dụng chủ yếu cho quân đội, tuy nhiên, với tính ứng dụng phổ biến hiện nay, UAV đã được nâng cấp và cải tạo đưa vào ứng dụng hàng ngày không chỉ trong quân đội mà còn ở các lĩnh vực khác.
Tìm hiểu Flycam – Lịch sử Flycam
Từ giữa những năm 1800, người Áo đã chế tạo ra một quả bom bằng bong bóng bay nhằm tấn công thành phố Venice, nhờ ý tưởng đó các thế hệ máy bay không người lái đã được phát minh từ sớm (trước những năm 1900) và tiếp tục được cải tiến trong suốt thời gian diễn ra Thế Chiến I (1914-1918). Bắt đầu bằng việc, công ty Dayton-Wright Airplane sản xuất thành công thiết bị giống như một-quả-ngư-lôi-trên-không và không có người lái, quả ngư lôi này có khả năng tự giảm độ cao xuống tọa độ yêu cầu và phát nổ tại một thời điểm được cài đặt.
Sau những nỗ lực, Archibald Montgomery Low – một kỹ sư người Anh cũng đã chế tạo thành công mẫu máy bay không người lái “Aerial Target” vào năm 1916, đây có thể được xem là thế hệ máy bay không người lái đầu tiên trên thế giới. Tại Việt Nam, cho đến năm 1973, quân đội Mỹ chính thức xác nhận họ sử dụng máy bay không người lái tại chiến trường miền Nam Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm nhằm bảo toàn tính mạng cho các phi công.
Tìm hiểu Flycam – Các loại flycam phổ biến
Hiện tại có khá nhiều loại flycam cho các bạn lựa chọn, tuy nhiên, DJI Phantom 3 thiết bị flycam được ưa chuộng hàng đầu ở Việt Nam. Với 4 loại phiên bản khác nhau sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn với giá thành phù hợp và những ưu, nhược điểm nổi trội khác nhau.
Tìm hiểu Flycam DJI Phantom 3 Standard
Đây là chiếc flycam có giá thành rẻ nhất trong 4 phiên bản được dân chụp không chuyên ưa dùng.Nhược điểm của chiếc Phantom 3 Standard là không thể quay video 4K, tuy nhiên vẫn có thể cho ra những thước phim với chất lượng 2.7K trong điều kiện thích hợp. Nó cũng sử dụng một cảm biến Panasonic rẻ tiền hơn so với cảm biến Sony Exmor R thường thấy trên GoPro Hero 4, nhưng phần lớn người sử dụng không thể nhận thấy sự khác biệt về chất lượng ảnh. Bộ điều khiển của Phantom 3 Standard chỉ có 1 anten so với 2 trên bản Ad và bản Pro, đơn giản hơn nhiều so với ba mô hình khác.Đặc biệt, thiết kế kẹp gắn cũ là quá nhỏ vậy nên với các loại ipad sẽ khó gắn vào để sử dụng.
Tìm hiểu Flycam DJI Phantom 3 4K
Cao cấp với nhiều tính năng của bản tiêu chuẩn hơn DJI Phantom 3 Standard, cộng thêm tính năng quay 4K đi kèm là bộ điều khiển tiên tiến hơn nhiều và có vị trí tầm nhìn. Ra mắt đầu năm 2016, tuy là thiết bị có giá thành rẻ nhất trong các phiên bản quay 4K nhưng lại không được ưa chuộng nhiều.
Tìm hiểu Flycam DJI Phantom 3 Advance
Tuy giá thành tương đối so với Phantom 3 4K tuy nhiên Phantom 3 Advanced lại hội tụ tất cả những tính năng mới nhất, bao gồm của chiếc 4K. Hình ảnh của Advanced chất lượng hơn nhiều so với bản 4K, đặc biệt là chất lượng hình ảnh truyền tải về tay cầm sử dụng công nghệ Lightbridge cho chất lượng hình ảnh về tốt hơn. Ở điêu kiện thuận lợi, Lightbridge cho phép Phantom 3 Advanced truyền hình ảnh điều khiển ở khoảng cách lên tới 5km. Ngoài ra, bạn có thể bay xa hơn 4 lần so với bản 4K và 5 lần so với bản Standard. Điểm đặc biệt vượt trội hơn hẳn đó là GPS kết nối được 2 vệ tinh cùng lúc, giúp cho thông tin định vị chính xác hơn rất nhiều. Và cuối cùng là chế độ phát trực tiếp. Trong khi chất lượng của Phantom 3 4K chỉ 480p thì Advanced có thể stream với 720p.
Tìm hiểu Flycam DJI Phantom 3 Professional
Tương tự như Phantom 3 Advanced, chiếc Phantom 3 Professional sử dụng Lightbridge, có GPS tốt hơn cùng video ở chất lượng 4K. Điểm khác biệt rõ rệt nhất là ở chỗ Pro đi kèm với bộ sạc 100W cho phép sạc nhanh hơn. Về khả năng di chuyển, chiếc 3 Professional có tốc độ lên tới 20m/s so với 16 m/s ở 3 phiên bản còn lại.
Sau khi cùng Eventus tìm hiểu Flycam, nếu bạn cần những góc nhìn từ trên cao, hãy đến với chúng tôi để cảm nhận dịch vụ flycam chất lượng nhất, đa dạng nhất và đáp ứng được mọi nhu cầu của bạn!
[vc_row][vc_column][ultimate_info_banner banner_title=”Liên hệ Eventus Production” banner_desc=”Email: eventusphoto@gmail.com
Phone: 096.538.9669
Địa chỉ: Số 6 -ngõ 102 – Trường Chinh – Hà Nội
Facebook: www.facebook.com/eventus.tvc
” button_text=”Báo giá chụp ảnh sự kiện” button_link=”url:https%3A%2F%2Feventusproduction.com%2Fbao-gia-chup-anh%2F||target:%20_blank|” info_effect=”fadeIn”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]
Rất mong được hợp tác với bạn tại Dịch vụ Flycam chuyên nghiệp – Eventus Production[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]