Đối với giới đam mê công nghệ, thì flycam còn là một thiết bị quá xa lạ. Không chỉ cung cấp một giải pháp quay, chụp toàn diện mà flycam còn mở ra một thời kỳ của lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, không phải ai khi mới bắt đầu sử dụng thiết bị này đều có thể thành thạo và tận dụng tối đa hiệu quả mà nó đem lại. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, Eventus Production – đơn vị cho thuê flycam HCM sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về hướng dẫn bay flycam và 5 góc quay flycam cơ bản nhất bạn nên biết nhé.
Mục Lục
Hướng dẫn bay flycam
Hiểu về thiết bị flycam
Khi sở hữu 1 chiếc flycam, chắc hẳn bạn sẽ rất phấn khích và muốn trải nghiệm nó ngay lập tức, tuy nhiên trước khi bắt đầu hãy dành ít chút thời gian tìm hiểu về thiết bị của bạn. Tìm hiểu về thông số kỹ thuật, bộ điều khiển, pin cũng như hiệu suất hoạt động tối đa là vô cùng cần thiết. Đối với những chiếc flycam có chế độ dành riêng cho những người mới bắt đầu thì bạn cũng có thể thực hàng luôn để làm quen với thiết bị của mình.
Hiểu về bộ điều khiển
Mặc dù có thể có kích cỡ và hình dạng khác nhau, tuy nhiên hầu hết các chức năng trong bộ điều khiển của các flycam đều tương tự nhau. Cần điều khiển bên trái sẽ giúp bạn kiểm soát flycam theo phương thẳng đứng (tức là điều chỉnh độ cao của flycam). Việc di chuyển lên xuống cần gạt sẽ giúp bạn có thể cho flycam của mình bay lên cao hoặc xuống thấp tuỳ vào từng hoàn cảnh khác nhau. Bên cạnh đó, cần điều khiển bên phải sẽ giúp kiểm soát flycam của bạn theo phương ngang (nghĩa là theo các hướng bay). Cần điều khiển này cho phép bạn điều chỉnh hướng bay của flycam sang trái hoặc phải và tránh các vật thể ngoài ý muốn.
Các địa điểm tập bay
Trước khi thực hành bay, bạn cần tìm hiểu rõ xem khu vực bạn sinh sống có quy định gì cụ thể về vấn đề bay flycam hay không. Địa điểm tập bay flycam cho người mới bắt đầu thường là các địa điểm rộng, cách xa các toà nhà cao tầng và cây cao, ít vật cản và có tốc độ gió ổn định. Việc lựa chọn địa điểm bay cũng là một yếu tố vô cùng cần thiết giúp chuyến bay của bạn diễn ra suôn sẻ. Bạn có thể tham khảo về một số địa điểm cấm bay flycam tại đây.
Hướng dẫn bay flycam
Việc đầu tiên bạn cần làm là tháo lớp kính bảo vệ gimbal camera. Tiếp đến là quá trình tháo lắp cánh vào trục động cơ. Đối với một số flycam đời mới thì cánh máy bay có thể được gấp gọn nên hãy mở rộng trước khi khởi động flycam. Sau khi tiến hành lắp cánh máy bay thì bạn cần khởi động máy bay. Bạn nhấn một lần để hiển thị dung lượng pin, nhấn và giữ để bắt đầu. Sau khi có tiếng kêu phát ra thì flycam của bạn đã sẵn sàng cho quá trình bay.
Việc tiếp theo là kết nối bộ điều khiển với điện thoại thông minh để hiển thị các thông số. Với một số dòng flycam nhà DJI thì bạn có thể tải ứng dụng DJI Fly để dễ dàng điều khiển. Trong lần sử dụng đầu tiên thì bạn cần kết nối PAIR giữa bộ điều khiển với máy bay. Bạn thực hiện theo hướng dẫn và ấn giữ nút nguồn của máy bay cùng việc nhấn chữ “PAIR” trên màn hình cho đến khi kết nối thành công.
Để cất cánh có hai cách, một là bạn sử dụng màn hình trên điện thoại di động. Ở cách này, hãy nhấn và giữ nút take off máy bay sẽ tự động bay lên. Cách thứ hai là bạn gạt 2 cần Joystick về góc 45 độ vào phía trong, động cơ máy bay sẽ tự động bay lên.
Nếu muốn hạ cánh, bạn hãy tìm khu vực muốn hạ cánh sau đó từ từ giảm độ cao đến một độ cao nhất định trên màn hình sẽ hiển thị hạ cánh. Hãy nhấn và giữ nút hạ cánh, máy bay của bạn sẽ tự động hạ cánh tại vị trí bạn mong muốn.
5 Góc quay cơ bản nhất
Góc tĩnh trên cao
Đây là góc quay đơn giản nhất, thường thì với góc máy này bạn chỉ cần cho flycam bay lên cao và đậu tại 1 vị trí nào đó. Góc máy này phù hợp với những cảnh quay rộng và nhân vật chính chuyển động trong khung cảnh đó trong suốt quá trình quay. Góc tĩnh thường được sử dụng trong phần intro của các video và làm nền cho phần tiêu đề chính nên bạn cũng có thể tham khảo góc máy này để video trở nên sinh động hơn với hiệu ứng push-in hoặc push-out bằng chỉnh sửa hậu kỳ.
Góc máy push-in
Đây là một trong những kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất đối với những địa điểm có phạm vị ghi hình rộng hơn bởi nó có thể bao quát toàn bộ các vật thể bên dưới theo chuyển động của flycam. Bạn chỉ cần cho flycam bay thẳng từ điểm đầu đến điểm kết thúc để quay lại các sự vật. Đối với cú máy này, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh trên cao từ xa cho đến gần. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là bạn sẽ khó có thể quay rõ ràng và chi tiết từng sự vật như các góc máy khác.
Góc máy trượt dọc
Khác hẳn với push-in, góc máy trượt dọc thường được sử dụng với các địa hình có chiều cao như núi hoặc các toà nhà cao tầng. Bạn chỉ cần cho flycam bay từ dưới lên trên theo chiều cao của vật thể của nơi cần quay.
Góc máy tên lửa
Đây là góc máy sử dụng chế độ bay đặc biệt quickshot của DJI. Trong góc máy này camera sẽ tập trung vào chủ thể chính của khung hình trước rồi mới từ từ bay lên cao và quay toàn cảnh.
Góc máy vòng tròn
Cũng giống như góc máy tên lửa những nâng cao hơn, góc máy vòng tròn đem đến cho bạn những trải nghiệm mới lại với chu trình bay được lặp lại thành hình vòng tròn. Ở góc máy này bạn có thể có cái nhìn 360 độ cả đằng trước, sau và trên cao của vật thể.
Flycam là một thiết bị tưởng khó nhưng lại dễ trong việc sử dụng nếu như bạn tìm hiểu kỹ một số điều cần lưu ý trước khi bay. Hi vọng bài viết hướng dẫn bay flycam – 5 góc máy cơ bản nhất sẽ giúp bạn có thể dễ dàng điều khiển flycam mà có được những khung hình tuyệt vời nhất.