Một hình ảnh có giá trị bằng nghìn lời nói. Để thông điệp cuả bạn đến thẳng với tiềm thức khách hàng bạn cần có những hình ảnh thật ấn tượng khi chụp ảnh profile công ty. Muốn vậy, hãy xây dựng cho mình một kịch bản chụp ảnh công ty chuyên nghiệp khiến khán giả (hay chính là đối tác và khách hàng của bạn) say mê với nó – và bạn cũng vậy. Eventus Production hy vọng có thể giúp bạn hiểu kịch bản chụp ảnh công ty là gì và tầm quan trọng của nó đối với việc tạo nên một bộ ảnh profile công ty đáng giá.
Mục Lục
- Kịch bản chụp ảnh công ty là gì?
- Tại sao phải xây dựng kịch bản chụp ảnh công ty?
- Các bước xây dựng kịch bản chụp hình cho công ty
- Bước 1: Xác định mục đích chụp hình
- Bước 2: Tìm kiếm thông tin liên quan
- Bước 3: Lên ý tưởng chụp hình
- Bước 4: Thống nhất concept chụp hình
- Bước 5: Xây dựng kịch bản tổng quát
- Bước 6: Xây dựng kịch bản chi tiết
- Để biết thêm nhiều thông tin về việc xây dựng kịch bản chụp hình công ty cũng như giá các gói chụp ảnh profile công ty, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm.
Kịch bản chụp ảnh công ty là gì?
Kịch bản chụp ảnh công ty là điều cần làm khi bạn quyết định chụp ảnh profile công ty. Hiểu một cách nôm na nó là văn bản liệt kê những yếu tố cần thiết để tạo nên bộ ảnh công ty bao gồm số thứ tự; nội dung về không gian, thời gian, nhân vật, bố cục, đạo cụ, màu sắc, hình ảnh, ngôn ngữ; người phụ trách; trạng thái công việc; ghi chú… Khi đã có concept chụp ảnh, kịch bản là thứ giúp hiện thực hoá concept đó.
Một bộ ảnh công ty thường là sự kết hợp của nhiều bên tham gia, từ đạo diễn, giám đốc sáng tạo, nhiếp ảnh gia, stylist, khách hàng… do đó kịch bản chụp ảnh công ty cần đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định để các bên cùng hiểu được như khuôn mẫu, cách trình bày, ghi chú và nhiều quy ước khác.
Tại sao phải xây dựng kịch bản chụp ảnh công ty?
1. Quản lý nội dung chụp ảnh dễ dàng hơn
Khi có trong tay một kịch bản được xây dựng chi tiết, bạn sẽ quản lý các đầu mục dễ dàng hơn, biết ai phụ trách nội dung chụp ảnh nào, hạn chế chồng chéo công việc giúp tiến độ chụp ảnh được thực hiện nhanh chóng, nhất quán. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi cho cả bên ekip chụp ảnh và bên công ty.
2. Quy trình chụp ảnh hiệu quả hơn
Kịch bản chụp ảnh công ty đồng thời liệt kê các bước trong quy trình chụp ảnh giúp bạn định hướng được từng bước một cách khoa học, có sự chuẩn bị từ trước một cách hiệu quả so với chụp ảnh không có kịch bản. Nhờ đó bạn có thể làm việc tốt hơn đối với bên công ty bạn thuê chụp.
3. Bộ ảnh profile công ty được thực hiện đúng concept
Với người viết kịch bản chụp ảnh, điều quan trọng nhất là “Khán giả của tôi, họ muốn xem gì?” chứ không phải “Tôi muốn chụp gì?”. Concept chụp ảnh chính là câu trả lời cho việc người chụp muốn cho khán giả của mình xem gì. Khi concept đã được hiện thực hoá bằng một kịch bản chi tiết thì mỗi đầu việc sẽ được thực hiện sát với yêu cầu kịch bản, giúp sản phẩm hình ảnh phản ánh đúng với concept đặt ra. Những tầm nhìn và sứ mệnh của công ty bạn cũng sẽ được thể hiện rõ ràng và có trình tự hơn.
4. Tiết kiệm thời gian, chi phí
Khi nội dung chụp ảnh đã được quản lý, quy trình chụp ảnh đã được xây dựng và concept đã được chi tiết hoá bằng kịch bản chụp hình, bạn hoàn toàn hiểu được đâu là trọng tâm của bộ ảnh cần nhấn mạnh hay đâu là chi tiết cần bỏ qua. Điều này giúp tiết kiệm lượng lớn thời gian, chi phí và công sức của cả ekip chụp hình mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
Các bước xây dựng kịch bản chụp hình cho công ty
Độc đáo và sáng tạo là hai từ ngữ khá quen thuộc trong chụp ảnh nhưng để hiểu rõ hai từ này cũng như để tạo ra một kịch bản chụp ảnh công ty chuyên nghiệp thoả mãn hai tiêu chí này quả không dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ cần thực hiện theo các bước sau, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một kịch bản sáng tạo và áp sát với mục tiêu như mong muốn.
Bước 1: Xác định mục đích chụp hình
Trước khi bắt tay vào xây dựng bất kỳ kịch bản chụp ảnh công ty nào, điều quan trọng nhất cần làm là hiểu rõ mục đích chụp hình hay sâu xa hơn là hiểu rõ đối tượng khán giả mục tiêu của bộ ảnh là ai, mong muốn của họ là gì từ đó lên ý tưởng chụp ảnh cho phù hợp. Nhiều người thường bỏ qua bước này hoặc chỉ tập trung nhiều vào bước lên ý tưởng để có kịch bản chụp ảnh hay.
Tuy nhiên, một ý tưởng chụp ảnh hay như không phù hợp với mục đích chụp hình chưa chắc đã mang lại hiệu quả cho nội dung cần truyền đạt. Vì vậy, trước khi lên ý tưởng bạn hãy xác định thật rõ mục đích chụp hình cho mình.
Bước 2: Tìm kiếm thông tin liên quan
Sau khi đã nắm rõ mục đích chụp hình, để đi tới một kịch bản sáng tạo bạn cũng nên tìm kiếm thật nhiều thông tin về đối tượng chụp hình của mình, cũng như tham khảo các kịch bản chụp hình tương tự để có thêm tư liệu. Sau đó, bạn có thể dựa vào các ví dụ sẵn có hoặc tạo hẳn một kịch bản mới theo lối riêng của mình hoàn toàn khác với kịch bản có sẵn. Đây được xem là bí quyết sáng tạo tối ưu nhất.
Những thông tin chính cần tìm có thể là thông tin tổng quan về công ty, những điểm khác biệt của sản phẩm và dịch vụ công ty, thông tin về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng tiềm năng, thông tin về các bộ ảnh công ty của đối thủ cạnh tranh… Đây là nguồn cơ sở dữ liệu rất hữu ích giúp bạn có thể phân tích và từ đó bật ra những ý tưởng chụp hình thú vị nhất.
Bước 3: Lên ý tưởng chụp hình
Một kịch bản dù cơ bản hay chi tiết, một câu chuyện dù ngắn hay dài đều bắt đầu bằng một ý tưởng. Hãy viết ra bất kỳ ý tưởng nào nảy ra trong đầu bạn, miễn chúng ngắn gọn, vừa đủ ý, súc tích và đảm bảo khớp với mục đích chụp hình ban đầu. Sau đó liệt kê tất cả lại: Đó có thể là khung cảnh họp công ty, khoảnh khắc đồng nghiệp trao đổi bên hành lang lúc giải lao, ảnh chân dung lãnh đạo… Cứ làm như vậy cho đến khi ý tưởng lớn dần lên và phát triển đầy đủ thành câu chuyện về doanh nghiệp của bạn.
Bạn có thể trao đổi với nhiếp ảnh gia – người có đủ tay nghề, kiến thức và mắt nhìn có thể gợi ý cho bạn nhiều ý tưởng hay và ý nghĩa.
Bước 4: Thống nhất concept chụp hình
Sau khi bạn đã có một số ý tưởng chụp hình phù hợp với đối tượng khán giản mục tiêu thì bước tiếp theo trong viết kịch bản chụp hình chính là xây dựng câu chuyện xoay quanh ý tưởng đó và thống nhất concept chụp hình. Bước này rất quan trọng vì cách truyền tải thông điệp tốt nhất là kể một câu chuyện. Một câu chuyện hay sẽ để lại nhiều “dư âm” cho người tiếp nhận nó. Không chỉ vậy, họ còn có thể giới thiệu câu chuyện này đến nhiều người. Ngoài ra, một câu chuyện có thể có những concept chụp hình khác nhau, do đó, cần lựa chọn concept chụp hình phù hợp nhất với ý tưởng chủ đạo để ý đồ của bạn theo sát với mục đích ban đầu.
Bước 5: Xây dựng kịch bản tổng quát
Khi câu chuyện của bạn gần như đã hoàn thiện và concept đã được thống nhất, hãy xây dựng đề cương kịch bản gọi là phần khung xương. Nên làm thế nào để phần khung xương này cuốn hút. Để dễ quản lý bạn có thể đánh số thứ tự các đầu mục cơ bản- nội dung cần chuẩn bị – người phụ trách- địa điểm chụp- trạng thái để dễ theo dõi…, đặc biệt nếu bộ ảnh công ty đòi hỏi nhiều hình ảnh đa dạng. Đôi khi việc này cần được thực hiện vài ngày trước khi chụp hình.
Bước 6: Xây dựng kịch bản chi tiết
Khi đã hoàn thiện xong các bước ở trên, bước cuối cùng trong viết kịch bản chụp hình là xây dựng kịch bản chi tiết dựa trên kịch bản tổng quát. Ở bước này, nếu bạn có nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hỗ trợ, tất cả các chi tiết của buổi chụp hình từ trang phục, make up, địa điểm, đạo cụ, background, thời gian… sẽ được đem ra bàn bạc.
Một kịch bản chi tiết cần đảm bảo các đầu mục được xây dựng rõ ràng, phân công công việc cụ thể nhờ đó buổi chụp hình sẽ được tiến hành hiệu quả, đúng mục đích.
Trên đây là bài viết tổng hết những kiến thức về kịch bản chụp ảnh profile công ty là gì và cách xây dựng kịch bản chụp ảnh profile công ty chuyên nghiệp. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn có thể xây dựng cho mình những kịch bản chụp ảnh ưng ý và mang lại hiệu quả cao.
Để biết thêm nhiều thông tin về việc xây dựng kịch bản chụp hình công ty cũng như giá các gói chụp ảnh profile công ty, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm.
Hotline/Zalo: 096.538.9669
Có thể bạn quan tâm:
- Quay phim giới thiệu doanh nghiệp
- Dịch vụ làm video animation giới thiệu doanh nghiệp
- Quay phim kỷ niệm doanh nghiệp
Nguồn: EventusProduction