Đèn flash rời là một công cụ vô cùng quan trọng trong nhiếp ảnh, đặc biệt là chụp ảnh sự kiện vì công việc này thường xuyên phải chụp trong điều kiện thiếu sáng. Eventus Production sẽ hướng dẫn cách sử dụng flash và các mẹo sử dụng đèn flash cho người mới bắt đầu. Chúng tôi sẽ trình bày thật dễ hiểu cho cả những người chưa dùng đèn flash bao giờ cũng có thể học theo.
Xem thêm: 5 sai lầm hay gặp phải và cách khắc phục khi chụp ảnh sự kiện
Mục Lục
Chọn đèn flash chụp ảnh phù hợp với bạn
Nếu bạn chưa quyết định được đèn flash nào nên mua, thì sau đây là một vài tiêu chí quan trọng cần cân nhắc:
- Đảm bảo đèn flash tương thích với hãng và mẫu máy ảnh của bạn. Hầu hết các nhà sản xuất bên thứ ba sẽ làm đèn flash tương thích với mọi loại máy ảnh như Sony, Pentax, Canon, Nikon, Fuji, Olympus. Nên hãy kiểm tra các thông số để chắc chắn bạn chọn đúng đèn. Các đèn flash của hãng đa phần đều an toàn (Ví dụ, flash Nikon với máy ảnh Nikon) nhưng cứ kiểm tra lại cho chắc.
- Mua đèn flash có đầu xoay và nghiêng được. Bạn sẽ cần yếu tố này để chụp dội flash (flash bounce).
- Chỉ số Guide Number (GN). Trên cơ bản, chỉ có này thể hiện độ sáng cực đại của đèn flash. Số càng cao thì đèn càng mạnh. Vậy nên nếu bạn muốn một đèn flash cho mục đích chung chung thì đừng lấy số nhỏ nhất, nhưng cũng không cần số to nhất. Những cái chúng tôi có ở trong khoảng GN 36-60.
Bạn cũng không cần phải chi quá nhiều tiền cho đèn flash rời. Nếu mua flash của hãng cùng tên với máy bạn có (ví dụ như Canon, Nikon,…). Các công ty như Godox, Nissin và Yongnuo sản xuất những sản phẩm rất tốt với mọi hãng và mẫu máy ảnh.
Sau đây là một vài đề xuất của chúng tôi. Bạn có thể cân nhắc Godox Mini TT350 TTL nếu bạn đang tìm kiếm flash nhỏ và nhẹ. Hoặc nếu bạn thích một mẫu mạnh hơn thì có thể tham khảo Godox V860II TTL.
Xem thêm: 8 Nguyên tắc chụp ảnh sự kiện của photographer chuyên nghiệp
Sử dụng đèn flash với máy ảnh
Cách đơn giản nhất để sử dụng đèn flash của bạn là gắn lên hot shoe bên trên máy ảnh. Một khi bạn đã quen sử dụng flash, bạn có thể mở rộng kiến thức sang đèn flash off-camera (đèn flash không gắn vào máy ảnh).
Gắn đèn flash vào máy ảnh
Để gắn đèn flash lên máy ảnh, sử dụng hot shoe ở phía trên camera. Đảm bảo rằng đèn đang không ở trong chế độ khóa và trượt đèn vào trong hot shoe. Đừng cố dùng lực mạnh, nếu đèn không vào thì bạn nên kiểm tra lại khóa của đèn.
Sau khi lắp đèn flash vào, hãy nhớ khóa lại. Nếu không, đèn của bạn có thể rơi xuống và bị hỏng.
Các chế độ flash
Mỗi đèn flash chụp ảnh có 3 chế độ khác nhau.
Manual Flash Mode
Chế độ này cho phép bạn có toàn quyền điều khiển nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn phải tự căn chỉnh ánh sáng. Vậy nên, đây KHÔNG PHẢI là chế độ cho người mới sử dụng.
Multi Flash Mode
Chế độ này cũng khá nâng cao. Flash sẽ nháy nhiều lần khi trong Multi Flash Mode để tạo hiệu ứng ảnh chuyển động. Hiện tại, hãy cứ tạm bỏ qua chế độ này.
TTL Flash Mode
TTL có nghĩa là”Thourgh The Lens”.
Đèn flash sẽ nháy thử để đánh giá khoảng cách đến vật và lượng sáng cần thiết, sau đó đèn sẽ nháy ở cường độ đúng và tạo độ phơi sáng phù hợp. Đây là chế độ phù hợp cho người mới bắt đầu.
Kì thực, đối với flash on-camera thì đây là chế độ nên sử dụng đa phần thời gian, miễn là bạn chỉnh thông số máy đúng cách.
Bù phơi sáng
Sau phần chỉnh chế độ flash là đến phần bù phơi sáng (FEC – Flash Exposure Compensation). Đa phần đèn flash cho phép bạn tăng hoặc giảm độ flash phơ sáng tùy theo hoàn cảnh. Thường thì bạn nên để ở số 0, nghĩa là khi màn hình không hiện số gì cả.
Bù phơi sáng âm
Nếu FEC thấp, nó sẽ có ít ảnh hưởng lên ảnh hơn. Vậy nên nếu bạn muốn chụp ảnh trông thật tự nhiên ở ngoài trời hoặc chụp trong điều kiện nhiều sáng và chỉ muốn lấp những chỗ tối, hãy cài FEC xuống -1.
Bù phơi sáng dương
Nếu bạn chỉnh FEC quá cao thì ảnh sẽ trông cực kì mất tự nhiên và ánh sáng bị gắt. Vậy nên FEC của bạn chỉ nên ở mức 0 hoặc -1. FEC +1 gần như không bao giờ cần dùng đến cả.
Điều chỉnh thông số máy cho flash
Program Mode
Nếu bạn mới bắt đầu chụp ảnh và không chắc chắn về độ phơi sáng cũng như settings mình nên dùng, hãy dùng Program Mode.
Aperture Priority Mode
Chế độ này thường dùng khi chụp không dùng tripod. Nhưng khi dùng flash ở trong nhà, chế độ này có thể gây ra một vài vấn đề.
Ví dụ: Bạn chọn khẩu độ nhỏ như f/8 hoặc f/11.
Lúc này, đèn flash sẽ phải nháy mạnh hơn so với khi bạn để khẩu độ lớn hơn như f/2.8 hoặc f/4. Như vậy sẽ khiến hao pin nhanh hơn hoặc thậm chí khiến đèn flash quá nhiệt.
Dùng chế độ này một cách cẩn thận. Hãy mở khẩu độ rộng nhất có thể. Dùng lens với khẩu độ rộng, ví dụ như 50mm f/1.8.
Shutter Priority Mode
Chế độ này sẽ phù hợp nếu bạn muốn thử cái mới ngoài Program Mode. Nhưng hãy chú ý đến các vấn đề có thể xuất hiện khi để settings sai.
Hãy giữ tốc độ màn trập (shutter speed) nhỏ hơn tốc độ đồng bộ (sync speed) để tránh việc màn trập đóng trước khi máy chụp, dẫn đến việc ảnh bị che mất một phần. Nếu chưa rõ, bạn cứ đặt ở 1/200th là ổn.
Khi ở trong điều kiện tối hoặc thiếu sáng, bạn hãy thử các settings sau:
- Shutter Priority
- Flash ở chế độ TTL và FEC ở 0
- Màn trập đặt ở 1/30th
- Đặt ISO ở chế độ Auto (cài tối đa 3200 hoặc 6400) hoặc ít nhất là 800.
Sau đó cứ chụp, và máy sẽ làm nốt việc còn lại.
Nếu bạn bị rung hay ảnh mờ, chỉnh tốc độ màn trập lên 1/60th hoặc 1/100th.
Nếu nền quá tối, hãy tăng ISO.
Xem thêm: Kinh nghiệm chụp ảnh sự kiện cho người mới bắt đầu
Giờ thì luyện tập thôi!
Trên đây là một vài kiến thức mẹo và cách đánh flash chụp sự kiện cho người mới bắt đầu bởi Eventus. Bạn hãy đọc kĩ và quan trọng là luyện tập để có thể sử dụng thành thạo đèn flash rời nhé!