STOP MOTION LÀ GÌ ? HƯỚNG DẪN LÀM STOP MOTION CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Stop Motion là một kỹ thuật rất phổ biến và khá thú vị trong lĩnh vực làm phim, đặc biệt là với phim hoạt hình. Trong bài viết này, cùng mình tìm hiểu về Stop Motion và những ứng dụng của chúng cùng với tutorial để tạo hiệu ứng stop motion đơn giản nhé!
Mục Lục
Stop motion là gì?
Stop motion (còn được gọi là hoạt hình tĩnh vật) là một kỹ thuật làm phim khá phổ biến. Trong đó, các nhân vật được dựng lên theo từng động tác chuyển động, sau đó được chụp lại và ghép lại thành một bộ phim. Mỗi khung ảnh là một động tác khác nhau và khi ráp lại một cách liên tục sẽ tạo hiệu ứng như một nhân vật đang chuyển động.
Phim hoạt hình stop motion là một trong những thể loại lâu đời trong làng phim giải trí. Mặc dù, các hình thức 2D, 3D hay cao cấp hơn là 4D đang dần trở nên phổ biến nhưng sức nóng của thể loại phim này vẫn chưa hạ nhiệt.
Phim stop motion thường được tạo ra bằng cách chụp lại hình ảnh của nhân vật theo từng động tác một, sau đó ghép lại thành một bộ phim. Người làm phim sẽ chuyển từng tấm ảnh từ trạng thái tĩnh sang hiệu ứng chuyển động, khi ghép nối liên tục các hình ảnh lại với nhau. Những hình nộm hay mô hình đất sét cũng thường được sử dụng để tạo bối cảnh và phục vụ cho việc làm phim.
Các thể loại Stop Motion
Hình thức sản xuất Animation theo thể loại Stop Motion đã tiếp cận được với thị trường làm phim quảng cáo để mang đến nhiều hình thức và phương tiện trong sản xuất animation. Có thể kể đến các loại hình Stop Motion khác nhau gồm:
- Claymation
- Con rối
- Cut – out
- Hình bóng
- Nhân vật hành động/ Lego
- Pixetion
Cần có những kỹ năng gì để tạo phim stop motion?
Kỹ năng setup ánh sáng và bối cảnh
Ánh sáng là một yếu tố rất quan trọng trong việc làm phim và thể loại phim stop motion cũng không ngoại lệ. Việc cung cấp đầy đủ ánh sáng sẽ giúp cho nhân vật của bạn được hiển thị rõ nét và nổi bật hơn. Do đó, bạn cần phải biết về kỹ năng điều chỉnh ánh sáng và sắp xếp bố cục vật thể sao cho phù hợp để hứng trọn ánh sáng, giúp chủ thể trở nên nổi bật hơn hay tạo những không gian ánh sáng khác nhau phù hợp với từng bối cảnh. Ví dụ, bạn có thể chọn hướng xuôi chiều sáng, đèn hoặc chuẩn bị một vài tấm phản quang.
Kỹ năng tạo hình nhân vật
Bạn muốn tìm hiểu về hoạt hình stop motion thì bạn càng phải nắm được kỹ năng tạo hình nhân vật bằng đất sét.
Nếu bạn không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực đất nặng thì bạn cần phải luyện tập và học cách tạo hình nhân vật. Việc phải thay đổi nhiều tư thế cho cùng một nhân vật nhằm giúp cử động của chúng trở nên nổi bật hơn, để phù hợp với dạng video cần nhiều sự thay đổi linh hoạt.
Cứ mỗi một nhân vật xuất hiện trong bộ phim sẽ đòi hỏi phải chế tác nhiều hình nộm khác nhau với mỗi một sắc thái riêng. Việc tạo hình nhân vật đa dạng với nhiều tư thế sẽ giúp bộ phim trở nên sinh động và cuốn hút hơn.
Chỉnh sửa video hậu kỳ
Muốn làm phim stop motion bạn cũng cần phải có kỹ năng hậu kỳ chỉnh sửa video, tạo một vài hiệu ứng âm thanh đơn giản. Đối với người mới bắt đầu tìm hiểu, cũng không cần thiết phải có đạo cụ đắt tiền. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc điện thoại có camera tốt và có chế độ ghi âm là đã đủ rồi. Điều quan trọng là phải tránh những tạp âm, bạn nên lựa chọn những không gian ít tiếng ồn để quay nhé!
Hướng dẫn làm stop motion cơ bản cho người mới bắt đầu
Các bước quay Stop Motion
Bước 1: Dựng bối cảnh.
Bước 2: Chụp ảnh lấy tư liệu.
Bước 3: Thực hiện một số thay đổi nhỏ.
Bước 4: Chụp ảnh.
Bước 5: Thực hiện một vài thay đổi nhỏ khác.
→ Cứ như thế lặp lại cho đến khi hoàn tất.
Chụp ảnh và lấy tư liệu
Nên sử dụng Tripod
Bạn cần phải có một chiếc Tripod (chân máy) đơn giản, giúp cho quá trình chụp ảnh không bị rung lắc, bạn cũng nên linh hoạt điều chỉnh mọi thứ cho thật ưng ý, tránh gặp phải tình cảnh chụp rồi mới thấy rung mờ, background lộn xộn, chủ thể không ở trung tâm…
Sử dụng chế độ Live Preview
Nếu bạn dùng iphone, hẳn đã quen với chế độ ảnh chụp động Live Preview. Chế độ này cho phép bạn sở hữu được nhiều hình ảnh trong cùng một shot hình. Từ đó, bạn có thể lựa chọn khoảnh khắc ưng ý nhất.
Mở Premiere Pro và điều chỉnh Photo Duration
Sau khi hoàn thành việc chụp ảnh thì tiếp theo là công đoạn chỉnh sửa. Bạn import tất cả bức ảnh vào Premiere Pro. Từ thanh Project bạn chọn tất cả ảnh. Sau đó, chọn Speed/ Duration. Tại đây, bạn có thể điều chỉnh kích cỡ và chiều dài video sao cho phù hợp. Ví dụ, nếu là video sequence là 24fps, hãy chỉnh frame là “00;00;00;24” và mỗi bức ảnh sẽ được xuất hiện trong 1s.
Render (kết xuất) và phát thử xem video chạy với vận tốc như thế nào, nếu bạn thấy chưa ưng ý vì tốc độ chạy chậm/ nhanh thì bạn có thể xóa tất cả các ảnh khỏi Timeline và quay lại Project Panel để lựa chọn tốc độ và thời lượng sao cho kết quả cuối cùng thu được là tốt nhất.
Một số hoạt hình nổi tiếng được tạo ra bằng stop motion
Bạn có thể tham khảo một số phim hoạt hình nổi tiếng được tạo ra bằng kỹ thuật stop motion và được giới chuyên gia đánh giá là đỉnh cao như:
- The Nightmare Before Christmas – 1993
- James and the Giant Peach – 1996
- Chicken Run – 2000
- ParaNormal – 2012
- Shaun The Sheep Movie – 2015
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có được cái nhìn tổng quát về thể loại phim stop motion. Từ đó, giúp nâng cao tư duy làm phim và mở rộng khả năng sáng tạo cho bản thân.