Một trong những hình thức chiến lược truyền thông hiệu quả nhất hiện nay đó là làm video animation. Tuy nhiên để làm một video animation cần đầy đủ các yếu tố như: xác định đầy đủ những nội dung quảng cáo, sáng tạo, ấn tượng, sinh động… Một trong những nguyên nhân để tạo ra một video animation hiệu quả đó là kịch bản. Vậy làm sao để viết được một kịch bản video animation hiệu quả? Hãy cùng EventusProduction – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ làm video animation, motion graphics, phim hoạt hình 2D, 3D tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
6 mẹo giúp bạn sáng tạo kịch bản làm video animation chuyên nghiệp
Kịch bản video animation là khâu đầu tiên để sản xuất một video animation, nhằm trình bày một ý tưởng, thông điệp, chiến dịch marketing quảng bá công ty, doanh nghiệp.
Xây dựng kịch bản video animation chưa bao giờ dễ dàng, nếu thời gian và nội dung của bạn quá ngắn, nó sẽ không truyền tải được hết ý nghĩa mà bạn muốn truyền đạt với khách hàng. Ngược lại, nội dung quá dài nó sẽ làm cho người xem cảm giác bị nhàm chán. Vậy làm sao để cân đối 2 trường hợp này
Hiểu rõ khách hàng
- Về cơ bản bạn phải biết bám sát nội dung, yêu cầu mà khách hàng đưa ra sau đó đưa ra những gợi ý, tư vấn đế khách hàng sao cho hợp lí. Điều bạn phải làm trước khi nghĩ ý tưởng, nghiên cứu, tìm hiểu, hiểu rõ ý tưởng của khách, hiểu rõ sản phẩm, doanh nghiệp,… Từ đó kịch bản của bạn sẽ thể hiện rõ được nội dung và tinh tần bạn muốn truyền tải. Tham khảo bản brief mà khách hàng đưa ra để năm thêm về sản phẩm của khách hàng muốn đề cập. Bên cạnh đó hiểu rõ khách hàng cũng là một lợi thế giúp bạn giao tiếp và làm việc với khách hàng một cách hiệu quả hơn, hơn nữa nó còn giúp bạn thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng, hiểu được bạn thực sự chú trọng đến công việc và muốn hợp tác với họ lâu dài.
Viết một đoạn draft ngắn
- Sau khi đã xác định được ý tưởng mà khách hàng trình bày, bạn nên viết một bản nháp có độ dài khoảng 70-80% so với kịch bản chính của bạn trước khi đi đến hợp đồng chính thức với khách hàng.
- Khi nhận một kịch bản để làm video animation cho khách hàng, sau cuộc nói chuyện nghe khách hàng trình bày ý tưởng, khi về nhà bạn nên viết các bản nháp. Rất nhiều người đã bỏ qua bước này, nhưng nó sẽ giúp bạn mở rộng tư duy, có nhiều gợi ý hay ý tưởng để khách hàng lựa chọn và tham khảo. Sau nhiều lần trao đổi với khách hàng, bạn sẽ tìm được kịch bản ưng ý, thoả mãn nhu cầu của khách.
Chỉ tập trung vào 1 kịch bản
- Để cho ra một kịch bản chất lượng, bạn phải đòi hỏi sự tập trung cao độ, bởi ý tưởng của con người không phải lúc nào cũng đa dạng và phong phú. Nếu bạn viết nhiều kịch bản cùng một lúc sẽ khó tránh được tình trạng lạc ý tương, quá tải và dễ bị stress.
- Bạn nên nghỉ ngơi cho đầu óc thật sự thoải mái. Sau đó, bắt đầu đọc kịch bản một cách chi tiết và dùng bút gạch chân những ý quan trọng hay loại bỏ những thứ không cần thiết. Bạn nên chỉnh sửa nhiều lần, sửa tới khi nào bạn cảm thấy hoàn toàn ổn thì mới gửi cho khách duyệt.
Tránh viết các cụm từ lặp lại
- Sự lặp đi lặp lại của các từ nhưng không nhằm mục đích nhấn mạnh sẽ làm cho người đọc cảm thấy bị nhàm chán và thiếu chuyên nghiệp trong cách dùng từ ngữ. Bạn nên sử dụng những từ ngữ phong phú, đồng nghĩa sao cho hài hoà nhưng vẫn giữ được nội dung cần truyền đạt. Video animation đòi hỏi cần giới thiệu sản phẩm hay nội dung đến khách hàng nên việc dùng từ ngữ là rất quan trọng.
Tóm gọn thông tin truyền
- Video animation là những video ngắn chỉ khoảng 30s – 3 phút nên bạn cần rút gọn nội dung của văn bản thành một kịch bản ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu. Vì thế bạn cần chọn lọc những thông tin quan trọng để đẩy mạnh, đánh trúng tâm lý của người xem. Nghiên cứu, lựa chọn những nhân vật, thể loại animation phù hợp như motion graphics, animation 2D – 3D,… để truyền tải nội dung một cách hiệu quả nhất.
Kiểm tra tổng thể trước khi gửi đi
- Sau khi hoàn thành kịch bản video animation, đừng dại dột gửi kịch bản của bạn cho bất kỳ ai. Đã có nhiều người sai lầm khi gửi kịch bản animation đi trong tình trạng hưng phấn cao độ mà không kiểm tra lại để cuối cùng nhận về vô vàn chỉ trích từ khách hàng cho những lỗi nhỏ mà trong lúc viết vội vì một số lí do. Việc bạn cần làm là bình tĩnh đọc chi tiết kịch bản lại lần nữa, để ý từng dấu chấm, dấu phẩy, ngữ pháp để có thể cho ra một kịch bản chất lượng nhất.
Kết
Trên đây là một vài kinh nghiệm chia sẻ với các bạn về mẹo viết kịch bản video animation. Hi vọng bài viết giúp các bạn có thêm kiến thức để nâng cao khả năng viết kịch bản animation, có được những cách viết của riêng mình, tạo ấn tượng với người đọc, khách hàng và gợi niềm đam mê sáng tạo trong video của mình.
Nguồn: Trung Dũng – EventusProduction