Để tạo dựng nên một bộ phim hay, những cảnh quay hấp dấn, người đạo diễn phim không thể thiếu đi những pha ” phù phép ” bằng các kỹ thuật cắt cảnh và chuyển cảnh một cách thuần thục, tự nhiên khiến người xem vẫn giữ được cảm xúc mạch lạc xuyên suốt cả bộ phim. Đây không chỉ là một điều gây khó khăn với những người mới làm quen với việc dựng phim, mà còn khiến nhiều đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dựng phim và các đạo diễn nổi tiếng quan tâm suy nghĩ rất nhiều.
Vì thế, trong bài viết này, Eventus sẽ giúp các bạn liệt kê ra những cách cơ bản để cắt cảnh và chuyển cảnh trong dựng phim, hỗ trợ các bạn tạo nên những thước phim chuyên nghiệp và ấn tượng.
1. Các cách cắt cảnh trong dựng phim.
- Cutting on action ( Cắt tại hành động ): Bạn có thể hiểu đơn giản phương pháp này là cắt cảnh ngay trong khi chủ thể đang hành động. Ví dụ như chủ thể của bạn đang nhảy từ trên cao xuống hồ bơi trong một phân cảnh và lặn từ mặt nước lên từ một phân cảnh tiếp sau. Kỹ thuật này là một cách cắt cảnh cơ bản nhưng rất quan trọng trong dựng phim. Khi thành thạo được kỹ thuật này, bộ phim của bạn sẽ trở nên mạch lạc, giúp khán giả tập trung, không bị gián đoạn mạch cảm xúc.
- Cut away: Đây là một phương pháp cắt cảnh trong dựng phim hiệu quả khi bạn muốn bổ sung thông tin như địa điểm, thời gian liên quan tới chủ thể trong shot bằng những shot khác mang thông tin để bổ bung cho shot trước đó.
- Cross Cut: Hay còn gọi là hai khung hình song song, xảy ra cùng một thời điểm. Người sử dụng phương pháp này sẽ tạo dựng lên hai bối cảnh song song cùng diễn ra.Hiểu đơn giản như hai người nói chuyện với nhau qua điện thoại tại hai nơi khác nhau.
- Jump Cut: Đây là phương pháp ” nhảy vọt “, vẫn giữ chủ thể của khung hình bị “Jump cut” nhưng mạch thời gian bị đứt bằng cách gây một sự chú ý khác.
- Match Cut: Cách cắt cảnh trong dựng phim này cắt qua lại hai khung cảnh khác nhau vầ mặt thời gian và không gian nhưng lại có liện hệ chặt chẽ, tương đồng với nhau về mặt nội dung hình ảnh. Điều này khiến cho hai khung cảnh trở nên hòa hợp, liên kết chặt chẽ tạo cảm giác liền mạch.
2. Các cách chuyển cảnh trong dựng phim.
- Fade in/out: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên hầu như các bộ phim. Trước khi chuyển sang cảnh mới, đạo diễn sẽ làm mờ dẫn để kết thúc phân cảnh trước đó rồi chuyển sáng dần dần hiện lên khi bắt đầu phân cảnh mới.
- Dissolve ( Hòa tan ): Về cơ bản, phương pháp này khá giống với Fade in/out, khác biệt ở cách này, khung cảnh trước được làm mờ dần dần và khung cảnh sau sáng dần lên cùng một lúc.
- Smash cut: Cách này được dùng khi bạn muốn mượn những hình ảnh tmang tính đối lập hoặc ẩn dụ với khung cảnh trước để truyền đạt ý nghĩa một cách dễ hiểu và nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: Trong phân cảnh tên sát thủ cầm chiếc dao đâm vào người nạn nhân, trước khi để người xem thấy được cảnh nạn nhân bị đâm, để giảm tình tiết ghê rợn, đạo diễn sẽ dùng cách này để chuyển cảnh nạn nhân gục xuống hoặc máu chảy xuống sàn
- Wipes: Ở phương pháp chuyển cảnh này, phân cảnh trước sẽ được cuộn lại từ các cạnh của màn hình để chuyển sang phân cảnh mới. Đây là một cách khá cũ và “quê màu”,hầu như không được sử dụng trong giới làm phim hiện đại.
- Invisible Cuts ( Chuyển cảnh vô hình ): Đúng như cách gọi của nó. Phương pháp “ma thuật” này lợi dụng những vật thể bên ngoài để chuyển cảnh một cách rất tự nhiên, khiến người xem không nhận ra vừa có một pha chuyển cảnh
- Iris: Phương pháp này chuyển cảnh băng cách xuất hiện một vòng tròn trên màn hình rồi dần dần thu nhỏ lại và chuyển sang phân cảnh mới. Tương tự với Wipes, phương pháp này đã cũ và không còn được áp dụng trong dựng phim hiện đại.
- J – cut: Đây là một cách chuyển cảnh trong dựng phim thú vị. Khi người dùng sẽ chuyển cách một cách mượt mà nhờ cách dùng âm thanh ở đầu phân cảnh mới gán vào cuối phân cảnh trước. Nói một cách dễ hiểu hơn, là khi bạn xem hết phân cảnh A, âm thanh ở cuối của A sẽ là âm thanh mở đầu của phân cảnh B trước khi bắt đầu phân cảnh B.
- L – cut: Cách này là cách chuyển cảnh ngược lại so với J – Cut. Thay vì âm thanh ở phân cảnh B được gán sang cuối phân cảnh A thì ở phương pháp này, phần âm thanh của phân cảnh A sẽ được chồng lên hình ảnh bắt đầu của phân cảnh B, Hai phương pháp này được áp dụng nhiều trong những cảnh thoại của nhân vật.
Các cách cắt cảnh và chuyển cảnh cơ bản trong dựng phim
Nếu bạn chưa tìm ra được một phần mềm chỉnh sửa video, các bạn có thể tham khảo một phần mềm chỉnh sửa video khá tiện lợi đến từ Adobe là Premiere Pro .
Qua bài viết trên đây, EventusProduction đã liệt kê được 13 phương pháp cắt cảnh và chuyển cảnh cơ bản trong dựng phim để giúp các bạn có thể có thêm những kiến thức để tạo dựng nên những thước phim đẹp, chất lượng.
Có thể bạn quan tâm:
- Phần mềm làm video trên PC
- Loại bỏ tạp âm, tiếng ồn trong video
- Dịch vụ làm phim animation chuyên nghiệp
Nguồn: Thành Đạt – EventusProduction.com